Một trong những thông tin quan trọng mà bạn cần chú ý đến đó là bus RAM để xem thông tin phần cứng của máy tính là điều cần thiết mà bạn cần phải nắm được khi bạn mới sắm máy tính hay sau khi nâng cấp laptop; PC. Nhưng bus là gì; cách xem bus như thế nào? Đó là điều mà trong bài viết này Bách Hóa MINI sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề đó.
BUS LÀ GÌ?
Trước khi tìm hiểu bus RAM là gì thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu về thuật ngữ “Bus” là gì trước nhé.
Theo Wiki; Bus là một hệ thống phụ chuyển dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính; hoặc giữa các máy tính với nhau. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn Bus là cách kết nối dữ liệu (giao tiếp) giữa 2 hoặc nhiều thiết bị kết nối với máy tính. Ví dụ; kết nối giữa bộ xử lý máy tính với bộ nhớ hoặc một card màn hình để giao tiếp với bộ nhớ.
Mục đích của Bus là lưu thông; vận chuyển tín hiệu; dữ liệu. Trong kiến trúc máy tính; người ta coi bus như kênh; tuyến – là đường dẫn nội bộ để truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác trong máy tính.
OK sơ qua về thuật ngữ Bus nói chung như vậy. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem Bus là gì nhé.
BUS RAM LÀ GÌ?
Như đã nói bên trên thì chắc bạn cũng đã có thể hình dung được chút nào về bus RAM rồi đúng không. Bus RAM có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM; bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý càng nhiều.
Ý nghĩa của bus là với chỉ số này ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây theo công thức sau: Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8
Trong đó:
• Bandwidth còn được gọi là băng thông bộ nhớ; dữ liệu RAM có thể đọc được trong 1 giây (MB/s). Băng thông mà ta tính được theo công thức trên là tốc độ tối đa theo lý thuyết nhưng trên thực tế thì băng thông thường ít hơn và không thể vượt qua được băng thông lý thuyết.
• Bus Speed chính là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
• BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.
Ví dụ như RAM DDR4 Adata ECC 8GB có bus RAM là 2133Mhz thì trong 1s nó sẽ vận chuyển được 17064MB (khoảng 16,5GB/s). Khi bạn sử dụng DualChanel, lắp 2 RAM song song dữ liệu vận chuyển được trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên bus sẽ không tăng, vẫn chỉ là 2133MHz.
CÁCH KIỂM TRA BUS RAM
Sau đây Bách Hóa MINI sẽ hướng dẫn các bạn cách xem thông số bus.
Bước 1:
Đầu tiên các bạn cần tải phần mềm CPU-Z về tại đây.
Bước 2:
Sau khi tải CPU-Z về bạn vào phần Memory và SPD để xem thông tin cơ bản của RAM. Còn bus RAM thì xem ở đâu? Muốn biết bus là bao nhiêu thì bạn nhìn vào dòng DRAM Frequency. Ở đây RAM của mình ghi là 665.1 MHz thì bus RAM sẽ bằng DRAM Frequency x 2 = 665.1 x 2 = 1330MHz. Tại sao phải nhân với 2 thì do ngày nay hầu hết RAM laptop đều thuộc loại DDR; DDR 2; DDR 3; DDR 4 nên mới phải nhân 2 như vậy. Còn đối với những dòng RAM cũ (hầu như ngày nay không còn ai dùng loại RAM này) thì DRAM Frequency giữ nguyên và nó cũng chính là bus RAM luôn.
Đó chỉ có thế thôi là bạn đã có thể biết được thông số bus trong chiếc RAM của mình rồi; đơn giản đúng không.